Kiến ba khoang


0

Kiến ba khoang có cánh, tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Coleoptera (cánh cứng), lớp Insecta (côn trùng), ngành động vật. Kiến ba khoang còn có tên gọi khác là kiến hoàng, kiến kim, kiến lác, kiến gạo,…

Gọi là kiến ba khoang bởi vì đặc điểm trên cơ thể của loài vật này. Kiến ba khoang có thân hình thon trông giống như hạt thóc. Chiều dài cơ thể khoảng 0,7-1cm, chiều ngang khoảng 2-5mm. Kiến ba khoang có 3 đôi chân; thon nhọn về đuôi và đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng. Chính vì vậy, loài kiến này bay và chạy rất nhanh. Trên bụng có nhiều đốt và chia thành ba khoang: Khoang đen, khoang đỏ. Trong đó, phần đầu và bụng dưới có màu đen, ngực và bụng trên lại có màu đỏ. Chính vì chia thành ba khoang màu khác nhau do đó nó được gọi là kiến ba khoang.

Kiến ba khoang thích sống ở nơi nóng ẩm, do đó chúng phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm ướt. Chúng thường sống ở ruộng, bãi cỏ, bãi rác, công trình đang xây dựng,… những nơi ẩm ướt. Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào mùa mưa- thời điểm độ ẩm cao, thời tiết ấm- thuận lợi cho chúng phát triển. Khi mưa, các ao hồ, đồng ruộng ngập hết nước thì kiến ba khoang sẽ đi tìm nơi khô ráo để ẩn nấp, đặc biệt là vào nhà.

Một đặc điểm rất đặc biệt của kiến ba khoang là chúng rất thích ánh sáng điện, đặc biệt là ánh sáng từ đèn huỳnh quang. Khi đó, chúng sẽ theo ánh sáng vào nhà và làm tăng nguy cơ bị kiến đốt.

Thức ăn của kiến ba khoang cũng rất đa dạng, chủ yếu là các loại côn trùng nhỏ. Chúng thường ăn rầy, rệp, bồ hóng, sâu nhỏ,…

Kiến ba khoang đốt rất độc. Điều này là do bên trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin. Pederin là chất có độc tính rất mạnh, mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ. Tuy nhiên, nó không gây tử vong vì lượng chất độc nhỏ và chỉ tiếp xúc ở ngoài da.

Nọc độc của kiến ba khoang mạnh gấp 12 đến 15 lần so với nọc độc của rắn hổ mang. Do vậy, chúng ta không nên chủ quan nếu không may bị kiến cắn. Nếu không xử lý vết kiến cắn đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng hết sức khó lường. Vậy phương pháp xử trí khi bị kiến ba khoang cắn ra sao?

Kiến ba khoang có thân thon dài, trên thân chia làm các khoang đen và vàng xen kẽ. Loại kiến này thường sinh sống ở những vườn cây, cánh đồng, bãi rác, công trình xây dựng, bay vào trong nhà, hoặc có thể đậu vào quần áo, chăn màn,…

Kiến ba khoang có chứa độc tố pederin

Kiến ba khoang có thể tiết ra dịch và loại dịch này thường có chứa độc tố có tên là pederin. Độc tính của nó có thể mạnh gấp 12-15 so với rắn hổ. Vì lượng dịch tiết ra từ kiến ba khoang thường ít nên không gây chết người như những trường hợp bị rắn cắn. Tuy nhiên, nếu không được xử trí kịp thời, vết thương do bị kiến ba khoang cắn cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Khi bị kiến ba khoang cắn, người bệnh thường có cảm giác râm ran ngay tại lúc đó. Sau khoảng 6 đến 8 giờ thì những vết ban đỏ bắt đầu xuất hiện. Khoảng 1 đến 2 ngày sau những tổn thương đặc trưng nhất sẽ xuất hiện. Tiếp đó khoảng 3 ngày thì trình trạng bệnh bắt đầu có sự thuyên giảm, vết kiến cắn có hiện tượng bong vảy. Khoảng 5 đến 7 ngày sau, vảy bong hết nhưng có thể để lại vết thâm rất lâu.

Không nên gãi nếu bị kiến ba khoang cắn

Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể khi không may bị kiến ba khoang cắn:

- Trên vùng da bị kiến cắn có vệt, hơi cộm lên trên mặt da, có mụn nước nhỏ.

- Khi gãi vùng da bị kiến cắn, sẽ khiến độc tố, vi khuẩn lây sang vùng da lành, nhất là những vùng có nếp gấp.

- Lưu ý: Những đặc điểm vết cắn của kiến ba khoang có thể dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da, nhất là bệnh zona.

- Người bị kiến cắn có cảm giác bỏng rát tại vết kiến đốt hoặc cũng có thể bị tổn thương trên diện rộng. Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ hoặc nổi hạch lân cận.

Phương pháp xử trí khi bị kiến ba khoang cắn

- Ngay sau khi bị kiến 3 khoang đốt, bạn cần loại bỏ kiến ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý, tuyệt đối không dùng tay để bắt hoặc miết kiến, để tránh tiếp xúc với dịch của kiến. Cách tốt nhất là dùng giấy lót để loại bỏ kiến. Trong trường hợp bạn lỡ tay chà xát hoặc đập kiến trên da, thì nên lập tức rửa vùng da đó thật sạch để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với chất độc từ kiến

Không tự ý sử dụng thuốc sau khi bị kiến cắn

- Sau khi bị kiến đốt, vết kiến cắn thường gây ngứa nhưng nên hạn chế tối đa thói quen gãi ngứa để tránh gây trầy xước, khiến tình trạng tổn thương lan rộng và nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, khi kiến vừa cắn xong, vết cắn thường chứa nhiều vi khuẩn, do đó việc gãi ngứa sẽ làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng da, rất nguy hiểm.

- Nên rửa vết kiến cắn để bằng nước sạch. Sau đó, bạn đừng quên sát trùng vết thương và nên đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị kịp thời.

- Để điều trị, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc không những không giúp bạn xử lý đúng cách vết kiến cắn mà còn có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.

- Không nên áp dụng các bài thuốc dân gian. Trên thực tế, rất nhiều người bệnh đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do áp dụng một số biện pháp chữa bệnh truyền miệng để xử lý các vết cắn của kiến ba khoang. Đặc biệt là một số bài thuốc đắp lá có thể khiến cho tình trạng viêm loét càng trở nên nghiêm trọng hơn và còn có thể khiến cho người bệnh bị đe dọa đến tính mạng.

Phương pháp phòng chống kiến ba khoang cắn

Dưới đây là một số gợi ý về cách phòng chống kiến ba khoang cắn:

- Trước hết, muốn phòng ngừa hiệu quả, bạn nên tránh để kiến bay vào nhà bằng cách hạn chế mở quá nhiều cửa. Đối với những gia đình ở gần cánh đồng hoặc có sân vườn, trồng nhiều cây cối rậm rạp thì điều này lại càng quan trọng hơn.

- Khi đi ngủ, bạn nên sử dụng màn chắn côn trùng. Phương pháp này không chỉ phòng chống kiến ba khoang mà còn giúp ngăn ngừa bị muỗi đốt và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để hạn chế bị muỗi đốt

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh nhà. Lưu ý nên phát quang bụi rậm, vùng cỏ dại quanh nhà. Hạn chế tạo ra một không gian, môi trường ẩm thấp vì những điều kiện không gian này thường thu hút kiến ba khoang.

- Kiến ba khoang thường rất thích những nơi có nhiều ánh sáng. Không nên đứng dưới những bóng đèn công cộng vì đây cũng là nơi mà kiến ba khoang có thể ẩn nấp.

- Lưu ý không dùng tay không để bắt hoặc giết kiến ba khoang.

- Trước khi dùng khăn mặt hay quần áo, bạn nên giũ mạnh để phòng trường hợp kiến ba khoang có thể ẩn nấp trong quần áo và khi bạn mắc phải, chúng sẽ có cơ hội tấn công làn da của bạn.


Like it? Share with your friends!

0

What's Your Reaction?

hate
0
hate
confused
0
confused
fail
0
fail
fun
0
fun
geeky
0
geeky
love
0
love
lol
0
lol
omg
0
omg
win
0
win
Choose A Format
Story
Formatted Text with Embeds and Visuals
List
The Classic Internet Listicles
Meme
Upload your own images to make custom memes
Video
Youtube and Vimeo Embeds
Image
Photo or GIF
Gif
GIF format